Đặc điểm giao thông Việt Nam từ góc nhìn văn hóa
Giao thông đi lại là nhu cầu cần thiết của con người và là một trong những tiêu chí đánh giá sự tiến bộ xã hội. Về bản chất, giao thông là hiện tượng kinh tế vì thông qua hoạt động trên lĩnh vực giao thông vận tải (hàng hóa hoặc hành khách) con người có thể thu được một nguồn lợi ích rất to lớn. Nhưng, cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, con người còn nhận ra sự hội tụ trong giao thông vận tải nhiều yếu tố khác nhau, đó là sự phát triển của khoa học công nghệ, điện tử viễn thông, và đặc biệt là văn hóa.
Nếu so sánh việc giao thông đi lại hiện nay với thời kỳ quan liêu, bao cấp trước kia, chúng ta đều nhận thấy ngành giao thông đã có công lao to lớn để người dân được hưởng một số dịch vụ giao thông đi lại tiện lợi hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. Về cơ bản, những nhu cầu thiết yếu của nhân dân đã được đáp ứng.
Nhưng nếu nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện chúng ta dễ dàng nhận thấy trong lĩnh vực giao thông ở nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập, được biểu hiện tập trung ở hai hiện tượng chính:
Thứ nhất, là hiện tượng tai nạn giao thông. Hàng năm, ở nước ta xảy ra hàng chục nghìn, thậm chí vài chục nghìn vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng của trên chục nghìn người, làm bị thương khoảng chục nghìn người khác và làm hỏng hàng nghìn phương tiện giao thông các loại, gây thiệt hại về kinh tế xấp xỉ 1 tỷ USD/năm, đó là chưa kể đến những tổn thất về tinh thần, tình cảm ở những gia đình có người thân bị tai nạn giao thông: hàng nghìn người đang khỏe mạnh bỗng dưng trở thành tàn tật, hàng chục nghìn trẻ em bị mồ côi cha mẹ, hàng nghìn người lao động chính của gia đình bỗng trở thành người không còn khả năng lao động hoặc bị mất đi hết sức bất ngờ, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những tổn thất này vô cùng lớn lao và khó có thể tính hết được.
Thứ hai, là hiện tượng ùn tắc giao thông ở các đô thị, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM. Hiện tượng ùn tắc giao thông cũng đã gây nên nhiều khó khăn cho nền kinh tế đất nước, gây nên những bức xúc trong dân chúng vì chậm giờ làm, giờ học, vì hao tổn xăng dầu, vì ô nhiễm môi trường bởi khói bụi và tiếng ồn làm ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khỏe của người dân.
Muốn giải quyết tận gốc vấn đề ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay cần phải nghiên cứu các đặc điểm của giao thông Việt Nam từ trong lịch sử để tìm hiểu được những nguyên nhân của những vấn nạn giao thông nói trên và từ đó mới có thể đưa ra những giải pháp mang tính khả thi cao.
Muốn xây dựng được văn hóa giao thông và giải quyết được những vấn nạn giao thông trên phạm vi toàn quốc, chúng ta cần phải tập trung giải quyết những vấn đề bất cập trên. Đó là vấn đề đầu tiên.
Hai là, người Việt Nam quen đi đường thủy, dùng thuyền ghe, chứ không quen đi đường bộ, dùng xe ngựa.
Ba là, giao thông Việt Nam mang nét của văn minh nông nghiệp, văn hóa xóm làng. Trước hết, chúng ta phải khẳng định người nông dân Việt Nam có nhiều đức tính tốt như: cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, thông minh linh hoạt, sống nặng về tình cảm… Nhưng khi bước vào xã hội văn minh, thực hiện sự chuyển biến từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, từ văn hóa xóm làng sang văn hóa đô thị thì họ lại gặp phải quá nhiều khó khăn và hạn chế.
Như vậy là để Việt Nam hội nhập thành công với thế giới chúng ta phải nhanh chóng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Đây là một sự nghiệp lớn lao, mang tầm xã hội rộng lớn đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực của toàn dân từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền núi, từ đồng bằng đến miền biển đảo.