Đang tải toàn bộ danh mục Ngành hàng
Facebook messenger

Nét Đẹp Hội Làng Chuông

Nằm bên dòng sông Đáy hiền hòa thuộc huyện Thanh Oai, Hà Nội, có một ngôi làng chuyên nghề làm nón - làng Chuông.

Nón làng Chuông nổi tiếng từ cách đây vài thế kỷ. Xưa kia, chính nón Chuông là vật tiến cống cho hoàng hậu và công chúa, đồng thời cũng là thứ trang sức cho các bà, các chị, nhất là những thiếu nữ. Đến nay, những nét đẹp đó vẫn còn được gìn giữ như một biểu tượng văn hoá đặc sắc của người Việt Nam nói chung và người dân làng Chuông nói riêng.

Xã Phương Trung nằm cách Hà Nội hơn 20km là một vùng đất vốn dĩ khô cằn nên từ lâu, dân làng đã làm thêm nghề phụ. Nghề làm nón lá đã trở thành một trong những nghề truyền thống khá thành đạt. Nón lá nơi đây nổi tiếng dày, bền chắc và mũi đều, mềm mại. Nhưng để có được một chiếc nón ưng ý như thế người dân đã phải trải qua rất nhiều bước công phu.

Ngày 10/3 âm lịch hàng năm, hàng nghìn người đã đổ về làng Chuông (là tên nôm) của xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội dự hội.

Làng Chuông nổi tiếng về nghề làm nón và tổ chức hội làng. Dự hội làng Chuông, du khách vừa được tham gia hoạt động chợ búa vừa vãn cảnh chợ Chuông và đi lễ Phật.

Hội làng Chuông mang đậm tính văn hóa dân tộc, có sức sống lâu dài và bền bỉ trong tâm thức người Việt Nam nên nhiều người biết tới hội làng Chuông. Nét đặc sắc của hội làng Chuông được tóm lược trong hai câu ca dao: "Mồng mười đi chợ Chuông chơi Xem đánh cờ người, xem thổi cơm thi."

Trong đoàn rước tại hội có sự góp mặt của các cô thôn nữ là những đội thổi cơm thi.

Ngoài ra còn có đoàn cờ người, gồm 16 quân cờ tướng do nam thủ vai và 16 quân cờ tướng do nữ thủ vai. Cờ người là một trò chơi dân gian làm trò giải trí cho số đông vào những dịp lễ cổ truyền khi làng mở hội. Đây là môn cờ tướng dùng người thay vì quân cờ di chuyển trên bàn cờ.

Đặc sắc nhất tại hội làng Chuông là cuộc thi thổi cơm thi. Mỗi cuộc thi có bốn đội tham gia, mỗi đội ba người. Trong vòng 23 phút, các thôn nữ của từng đội phải vo gạo thật sạch, lấy lửa từ bùi nhùi rơm, nhóm củi và nấu. Đặc biệt, trong khi thi, một người gánh, hai người còn lại phải cầm củi chạy theo cho tới khi cơm chín. Khi hết 23 phút, cơm đội nào chín trước, dẻo ngon hơn là đội ấy thắng cuộc.

Sau khi vo gạo, một người vừa đi vừa gánh hai niêu và hai người đốt lửa theo sao cho cơm chín... 

Các cô phải lấy lửa từ bùi nhùi rơm, tước mía làm củi , nhóm bếp trông trẻ con không khóc, trông con cóc không cho nhảy ra ngoài vạch vôi. Theo một số cụ già địa phương thì hình thức vẽ một vòng tròn bằng vôi trắng là tượng cho trời, con cóc là cậu ông trời, tượng cho mưa (trên trống đồng có nhiều hình con cóc đã mang ý nghĩa này).

Những điều kiện làng đặt ra để còn thử thách sự nhanh nhẹn, tháo vát của các cô gái làng Chuông. Nồi cơm của cô nào chín trước, dẻo ngon sẽ được làng thưởng.

Đánh cờ người ở chợ Chuông được tổ chức ngay trước cửa chùa trên khu đất họp chợ. Đánh cờ người thực hiện tài trí của con người. Cuốc đấu trí giàu tính văn hóa giữa hai đối thủ trên một bàn cờ tướng mà các quân cờ đều là người thật.

Một bên 16 quân cờ là nam giới ăn mặc sang trọng, phía trước áo in chữ Hán thể hiện chức năng của quân cờ đó. Bên kia, 16 quân cờ do nữ giới sắm vai. Riêng tướng sĩ ông và tướng sĩ bà của hai bên được ngồi trên ghế có lọng che, người sắm vai quân cờ khác phải đứng.

Tục truyền nguời làm tướng ông, tướng bà ngồi trên ghế ở bàn cờ được làng chọn lựa rất kỹ càng, vừa đẹp về hình thức lại phải ăn ở phúc đức, trong năm gia tộc không có vận áo xám (việc tang). Sau cuộc thi đánh cờ người, các vị tướng ông, tướng bà sẽ mời quân cờ về nhà mở tiệc trầu cau, chè nước. Gia chủ lúc ấy rất hãnh diện vì được làng chọn vào vị trí tướng cờ năm đó.

Du khách tới hội chợ chuông là dịp xem những trai thanh nữ tú của đất Phương Trung phô bày vẻ đẹp trên bàn cờ tướng. Đánh cờ người âu cũng là một nghệ thuật chơi cao cấp của cha ông ta được cả cộng đồng làng hưởng ứng.

Có thể nói, hội chợ Chuông là sự hòa hợp rất nhiều lớp văn hóa trong tiến trình phát triển của lịch sử. Những trầm tích của văn hóa chùa chiền, của tín ngưỡng thành hoàng làng của các sinh hoạt gắn liền với nông nghiệp trồng lúa nước và những biểu hiện của văn hóa nghề, tất cả tạo thành một tổng thể hòa quyện vào nhau. Vì thế hội chợ Chuông có sức sống lâu dài trong tâm trí nhân dân và trong đời sống xã hội hiện đại./.

Nguồn: Mytour.vn

Tìm lĩnh vực ngành hàng liên quan…

Du lịch

Xem thêm các bài viết

Nón Lá Làng Chuông - Khác Biệt Trong Từng Công Đoạn

Làng Chuông (xã Phương Trung) nổi tiếng với nghề làm nón lá.

...

Khám phá Động Thiên Đường - 'hoàng cung' dưới lòng đất

Được mệnh danh là “hoàng cung trong lòng đất”, động Thiên Đường là một trong những kỳ quan tráng lệ và huyền ảo bậc nhất thế giới, nhất định nên đến tham thú một lần.

...

Sống ảo cùng vườn hoa ngó rì tuyệt đẹp ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Bông ngò rì có màu trắng và kích thước hoa chỉ nhỉnh hơn đầu tăm

...

Check in ngay trang trại bò sữa như trời Âu ngay gần Đà Lạt

Trang trại bò sữa cách Đà Lạt 35 km. Từ quốc lộ 20, qua cầu Bồng Lai.

...

6 Khu Vực Nguy Hiểm, Không Nên Tắm tại Biển Cửa Lò

Quảng trường Bình Minh; khu vực đảo Lan Châu là 2/6 khu vực nguy hiểm, không nên tắm tại biển Cửa Lò.

...

Du Lịch Phú Yên: Tốp Điểm Tham Quan & Món Ăn Hấp Dẫn

Phú Yên là địa danh ngày càng có sức hút với nhiều bạn trẻ.

...

3 Món Ăn Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Huế

Để tìm hiểu những món ăn đậm chất Huế mà nếu đến đây các bạn chắc chắn phải thử qua!

...

Điểm Mặt 7 Vườn Dâu Đẹp Thơ Mộng Tại Đà Lạt

Vườn dâu tây được xem là địa điểm “gây thương nhớ” cho rất nhiều du khách khi đến với “Thành phố sương mù”. Hình thức trải nghiệm khi tham quan, hái và mua dâu tại các vườn dâu tây sinh học, vườn dâu thủy canh hay những vườn dâu tây sạch được nhiều bạn thích thú. Nếu đến Đà Lạt Du lịch bạn có thể tham khảo một số vườn Dâu nổi tiếng và cho tham quan "free" dưới đây.

...

Chương Trình Điểm Thưởng Xem X